Trong khi quỹ đất tại TP.HCM ngày một eo hẹp, với các chính sách khác nhau. Đặc biệt lTrong khi quỹ đất tại TP.HCM ngày một eo hẹp, với các chính sách khác nhau. Đặc biệt là hạn chế xây dựng dự án ở khu trung tâm trong năm 2020, chính điều này khiến các doanh nghiệp bắt đầu “tìm đường sống” trong việc đổ ra các tình vùng ven.
Kết thúc năm 2018 với nhiều biến động khác nhau, thị trường bất động sản năm 2019 hứa hẹn sẽ có nhiều bước dịch chuyển đặc biệt. Đáng chú ý nhất ở phân khúc đất nền – nơi dự kiến sẽ lên ngôi đóng vai trò chủ đạo chính.
Năm vùng và đưa ra tầm nhìn đã lâu, nên kể từ đầu năm 2019, các doanh nghiệp bất động sản đã bắt đầu đẩy nhanh tiến trình “đánh bắt xa bờ” ra các tỉnh vùng ven TP.HCM như: Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Chưa dừng lại ở đó, các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và xa hơn là các tỉnh miền Trung…nhằm phát triển dự án và bán hàng.
Nhìn vào bề mặt, đây là vấn đề mới. Nhưng thực tế thì không, chính xác hơn là xu hướng này đã hình thành và phát triển từ trước, vấn đề là chưa mạnh mẽ như thời điểm hiện tại.
Cũng có thể giải thích thêm rằng, chính việc “ăn nên làm ra” trong năm qua của thị trường đất nền ven tỉnh từ một số “đại gia” như Đất Xanh, Kim Oanh Real…cũng phần nào tác động vào tâm lý chung hy vọng cho một năm thành công với các dự án hoặc đất nền vùng ven.
Một công ty bất động sản có trụ sở tại Bình Thanh – TP HCM cho biết, năm Kỷ Hợi công ty đã chuẩn bị rổ hàng từ trên 5 dự án chủ lực sẽ bán xuyên suốt trong 12 tháng tới, trong đó phần lớn các sản phẩm tọa lạc tại các tỉnh giáp ranh thậm chí cách xa TP HCM. Bên cạnh đó, ông này cũng cho biết thêm, dường như công ty không nhiều dự án nằm tại TP.HCM, và cũng không hướng sản phẩm bán ra theo dạng “thô”, thay vào đó sự hoàn thiện về mọi mặt từ chất lượng đến pháp lý.
Giải thích thêm việc dịch chuyển “nguồn hàng” ra khu vực tỉnh là do tiến trình pháp lý ở tỉnh đẩy nhanh hơn cấp thành phố, qua đó cũng dễ dàng thúc đầy tiến trình môi giới nhà đất cho một sản phẩm bất kỳ của công ty cũng tốt hơn so với bình thường.
Một doanh nghiệp khác tại quận 1 với sở trường nhiều năm chuyên phát triển dự án bất động sản trên địa bàn khu Đông Sài Gòn tiết lộ, nửa đầu năm 2019 doanh nghiệp sẽ tung ra một dự án căn hộ quy mô trên 1.000 sản phẩm nằm trên địa phận tỉnh Bình Dương, có vị trí giáp ranh với quận Thủ Đức. Đây cũng là sản phẩm căn hộ đầu tiên của doanh nghiệp này có vị trí nằm ở ngoài địa bàn TP HCM.
Nguyên nhân doanh nghiệp này dời rổ hàng về tỉnh giáp ranh vì quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý dự án mới tại TP.HCM kéo dài và rắc rối. “Việc dịch chuyển ra các tỉnh, bán hàng rẻ nhưng là sản phẩm hoàn chỉnh, ổn định là cách lấy ngắn nuôi dài,” vị này cho biết.
Song song đó, Công ty địa ốc Thắng Lợi chia sẻ năm 2019, doanh nghiệp lên kế hoạch bán nhà phố và đất nền tại Long An, có vị trí kết nối tốt về Sài Gòn. Dự kiến chiến lược mở rộng thị trường ra khỏi địa bàn thành phố này sẽ là con át chủ lực trong 1-2 năm tới. Ngoài ra, để đa dạng hoạt động kinh doanh, công ty mở rộng thêm mảng xây dựng nhằm tăng doanh thu cho năm 2019.
Tựu trung mang lại sự an toàn cần thiết trong kinh doanh. Điểm đáng lưu ý là tỉnh Long An, nơi có nhiều dự án.
Tựu trung mang lại sự an toàn cần thiết trong kinh doanh. Điểm đáng lưu ý là tỉnh Long An, nơi có nhiều dự án.
Năm 2018, đánh dấu Công ty Kim Oanh Real “ăn nên làm ra”, năm 2019, Công ty cho biết tiếp tục mở rộng địa bàn tỉnh. Thậm chí, chung cư đầu tiên doanh nghiệp này chào sân thị trường nhà cao tầng, cũng chưa vội nhắm đến thị phần căn hộ cực lớn tại Sài Gòn, mà chọn giải pháp an toàn là Bình Dương, để phát triển dự án.
Riêng Công ty cổ phần đầu tư Nam Long nhiều khả năng sẽ khởi động chiến dịch bán hàng tại dự án Waterpoint (quy mô 355 ha) tại Bến Lức, Long An trong năm 2019. Bởi lẽ, từ giữa năm 2018, doanh nghiệp đã lần lượt khởi công và động thổ cũng như công bố các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài rót vốn vào dự án này. Thị trường Long An được xem là con át chủ lực trong chiến lược đánh bắt xa bờ, vươn ra khỏi địa phận TP HCM giai đoạn 2018-2020 của doanh nghiệp này.
Tóm lại, theo giới chuyên gia, làn sóng các nhà phát triển địa ốc TP.HCM đổ xô “đánh bắt xa bờ” có thể được xem là động thái phòng tránh rủi ro về chi phí tài chính (đầu tư vốn vào dự án nhưng chưa đủ điều kiện bán), đồng thời lấp chỗ trống khi rổ hàng tại thị trường chính bị thiếu hụt, mở rộng ra thị trường phụ, để hoàn tất mục tiêu kinh doanh và duy trì bộ máy.
Liên hệ : 0826 63 63 79