Biểu lãi suất tiền gửi áp dụng từ tháng 4 của các ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank đồng loạt giảm trên nhiều kỳ hạn.

Cụ thể, từ đầu tháng 4 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) công bố biểu lãi suất mới, trong đó điều chỉnh giảm mạnh lãi suất các kỳ hạn dài trên 12 tháng. Trong đó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại quầy của khách hàng cá nhân kỳ hạn 12 tháng đã giảm 0,2 điểm % từ 6,8%/năm trước đó xuống 6,6% hiện nay. Lãi suất cao nhất của Vietcombank hiện nay vẫn là 6,8% một năm nhưng chỉ áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng.

Tương tự, lãi suất tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cũng được điều chỉnh giảm ở nhiều kỳ hạn so với tháng 3 và dao động từ 0,1% đến 6,8%/năm. Trong đó, VietinBank điều chỉnh giảm lãi suất huy động đối với một số kỳ hạn gửi từ 3 tháng trở lên.

Cụ thể, kỳ hạn từ 3 đến dưới 6 tháng được áp dụng mức lãi suất là 4,7%/năm, giảm 0,1 điểm %. Các kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng được hưởng lãi suất 5,1%/năm, giảm 0,2 điểm %.

Một trong các ngân hàng quốc doanh khác là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng giảm lãi suất 0,05-0,2 điểm % với hầu hết kỳ hạn và chỉ giữ nguyên với khoản tiền gửi 1 năm ở mức 6,8%.

Trước đó, Vietcombank cùng với BIDV, Vietinbank, Agribank luôn là nhóm ngân hàng có lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng thấp nhất thị trường, cùng ở mức 6,8%/năm.

Không chỉ ở khối ngân hàng quốc doanh, lãi suất tiết kiệm ở khối tư nhân cũng điều chỉnh giảm mạnh. Ngày 6/4, Ngân hàng Á Châu (ACB) công bố lãi suất tiết kiệm 12 tháng giảm 0,3 điểm % xuống 6,7-7%/năm, tuỳ số tiền gửi thay vì 7-7,3%/năm như hồi tháng 3.

Diễn biến tương tự cũng diễn ra tại VPBank khi lãi suất huy động cao nhất của nhà băng này trong tháng 4 đã giảm từ 7,9% xuống 7,3% (áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng với số tiền gửi từ 50 tỷ trở lên). Lãi suất các kỳ hạn trên 12 tháng cũng giảm mạnh 0,5-0,6 điểm % so với tháng trước, trong khi lãi kỳ hạn dưới 12 tháng cũng giảm 0,2 điểm %.

Tại các ngân hàng VietCapital Bank, VietABank, CBBank, NCB lãi suất tiết kiệm hiện cũng giảm. Trong đó, xu hướng giảm mạnh xuất hiện ở các kỳ hạn dài trên 12 tháng.

Việc các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh mức lãi suất huy động tiền đồng diễn ra sau khi Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất. Theo đó, trần lãi suất huy động hạ 0,25 điểm % với các khoản tiền gửi dưới 6 tháng.

Cụ thể, trần lãi suất với khoản tiền gửi dưới 1 tháng giảm từ 0,8% xuống 0,5% một năm. Lãi suất tối đa cho khoản tiết kiệm từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5% xuống 4,75% một năm. Ngân hàng Nhà nước không áp trần lãi suất tiền gửi từ 6 tháng trở lên mà các ngân hàng thương mại tự ấn định.

Đất nền sẽ là kênh đầu tư tiềm năng?

Có thể thấy, việc các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiết kiệm thì việc gửi tiền tại ngân hàng lúc này sẽ là sự lựa chọn không khôn ngoan. Và việc các nhà đầu tư đang bắt đầu xoay chuyển các dòng tiền của mình như là hệ quả tất yếu. Thị trường mà họ nhắm đến chính là thị trường Bất động sản, đặc biệt là đất nền trong bối cảnh mà hiện nay chung cư và căn hộ cung đang vượt cầu. Có 1 quy luật chu kỳ từ năm 1987 đến nay: tăng trưởng – ổn định – nóng sốt – đóng băng – trầm lắng – phục hồi và tăng trưởng trở lại. Có thể thấy BĐS chưa bao giờ chết mà chỉ chờ thời cơ để bùng lên vì thế nên các nhà đầu tư có thể an tâm mua vào thời điểm này mặc dù nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nền của dịch Covid-19. Vô hình chung đây còn là thời cơ để tạo sức bật lớn cho thị trường BĐS Việt Nam. Thị trường đất nền vùng ven như Củ Chi, Hóc Môn, Long An… hứa hẹn sẽ rất sôi động trong thời gian tới.

Có một câu nói rất được các nhà đầu tư nổi tiếng yêu thích và xem nó như là kim chỉ nam giúp họ thành công ” Hãy tham lam khi người khác sợ hãi”.

 

Đánh giá nội dung này