Mới đây Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị rà lại quy hoạch để đất đai ở huyện Hóc Môn và Củ Chi thực sự là “tấc đất tấc vàng”, sao để khu vực này sẽ trở thành đô thị sinh thái, vành đai xanh của TPHCM.

Tại sao nên quy hoạch huyện Hóc Môn, Củ Chi ?

Củ Chi và Hóc Môn là 2 địa phương thực hiện tốt chương trình nông thôn mới. Chủ tịch nước nhấn mạnh, thực chất nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần chứ không chỉ là xây dựng hạ tầng điện – đường – trường – trạm. Vấn đề thu nhập, sinh kế và định hướng làm giàu cho người dân rất quan trọng.

Chủ tịch nước đánh giá cao sự cố gắng lớn của TPHCM và của 2 địa phương khi có nhiều giải pháp nâng cao đời sống người dân, không để khu vực bị tụt lại so với trung tâm thành phố.

Ông Nguyễn Xuân Phúc nhận định, huyện Củ Chi và Hóc Môn có tiềm năng lớn, nhất là về đất đai. Nguồn lực này không phải quận, huyện nào cũng có được. Đây là vấn đề đáng suy nghĩ, nghiền ngẫm để thúc đẩy sự phát triển. Chính quyền và nhân dân hai địa phương cần có khát vọng mạnh mẽ để phát triển và đóng góp cho TPHCM.

Hạ tầng sẽ thúc đẩy huyện Hóc Môn và Củ Chi từng bước đi lên

TP HCM kiến nghị Thủ tướng sớm triển khai và hoàn thành cao tốc Mộc Bài, Vành đai 3, 4 để giảm ùn tắc, tăng kết nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đề xuất với đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu làm việc với thành phố, sáng 13/5.

Theo ông Phong, dự án cao tốc TP HCM – Mộc Bài dài 53 km, tổng mức đầu tư hơn 10.700 tỷ đồng (sau tổng vốn dự kiến 13.600 tỷ đồng) đã được Thủ tướng giao UBND thành phố thực hiện. Tuy nhiên, do quy định về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) thay đổi nên phải làm lại trình tự, thủ tục; đồng thời chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng, cần cập nhật lại.

Sơ đồ hướng tuyến cao tốc TP HCM – Mộc Bài. Đồ hoạ: Khánh Hoàng.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, sau khi thành phố báo cáo tiền khả thi, ông Phong đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan rà soát, trình Chính phủ phê duyệt để triển khai và đề xuất Trung ương hỗ trợ 100% vốn ngân sách bồi thường, giải phóng mặt bằng ở thành phố.

Dự án đường Vành đai 3 dài hơn 98 km đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM và Long An đã được Thủ tướng phê duyệt cách đây 10 năm. Hiện, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt dự án thành phần 1A (tỉnh lộ 25B – cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây), 1B (cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây – xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức). Dự án thành phần 2A, 2B, đoạn 3, đoạn 4 đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

 

Đánh giá nội dung này