
Danh mục
Lâm Đồng đang trong giai đoạn được chú trọng phát triển mạnh
Theo đó, báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho biết, phạm vi quy hoạch là phần lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng, với tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 9.781,20 km 2 và dân số là 1.309.792 người. Mục tiêu lập quy hoạch nhằm phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, đưa Lâm Đồng trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện của cả nước. Đây là cơ hội để thúc đẩy giá đất tại Lâm Đồng tăng mạnh trong thời gian tới. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, trọng tâm là tái cơ cấu nông nghiệp, hướng đến ngành nông nghiệp toàn diện và hiện đại, là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; phát triển du lịch chất lượng cao. Xây dựng TP Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch của cả nước và khu vực Đông Nam Á và là trung tâm giáo dục nghiên cứu, sáng tạo khoa học;… Đây còn là công cụ pháp lý quan trọng hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa các quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.Quy hoạch mới sẽ mở ra cơ hội phát triển mới cho bất động sản Lâm Đồng
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn có mục tiêu làm cơ sở để quản lý và thu hút các nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh các khâu đột phá chiến lược phát triển tỉnh, loại bỏ các chồng chéo cản trở đầu tư phát triển trên địa bàn, cải cách thủ tục hành chính,… Báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã cho biết phương án quy hoạch hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Theo đó, tỉnh sẽ xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống đô thị Lâm Đồng. Trong đó Tập trung huy động nguồn lực phát triển các đô thị gắn với động lực của từng vùng, phát triển cơ sở hạ tầng và dự án bđs. Lâm Đồng (Đà Lạt 2) sẽ mở rộng không gian đô thị như thành phố Đà Lạt, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây Nguyên; là một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử, di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế. Bên cạnh đó, thành phố Bảo Lộc sẽ là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng, trung tâm kết nối giao thương của vùng tỉnh với vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung bộ qua tuyến cao tốc nối dài từ TPHCM đến Lâm Đồng với hơn 200km. Tỉnh cũng xây dựng đô thị Đức Trọng là cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm công nghiệp dược, mỹ phẩm cấp vùng. Song song với đó, đô thị Di Linh là đô thị trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng, trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung bộ. Chưa hết, Lâm Đồng còn xác định xây dựng đô thị Mađaguôi là trung tâm động lực kinh tế – xã hội 3 huyện phía Nam của tỉnh. Gắn phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới, từng bước xây dựng các đô thị xanh, thông minh. Đặc biệt là việc từng bước xây dựng tỉnh Lâm Đồng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045.