Các tuyến đường vành đai nắm giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn đường vành đai là gì, các quy chuẩn khi xây dựng và cập nhật tiến độ 4 tuyến đường vành đai tại TP.HCM hiện nay.
Danh mục
1. Tuyến Đường Vành Đai Là Gì?
Với câu hỏi tuyến đường vành đai là gì thì đây là dạng đường bao ở khu vực bên ngoài trung tâm nội đô của thành phố, có thể được thiết kế dạng xa lộ hay cao tốc đô thị. Những con đường này luôn có sự kết nối một cách thuận tiện với các đường tỉnh lộ hoặc quốc lộ.
Như chúng ta đã biết, khu vực trung tâm, nội đô của các đô thị ở nước ta luôn rất đông đúc. Không những thế, do phần lớn có quá trình hình thành lâu đời nhưng không được quy hoạch bài bản, khoa học từ đầu nên đường thường nhỏ hẹp. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho giao thông.
Chính vì vậy, mục đích hình thành của đường vành đai là tránh cho các phương tiện phải đi vào các con đường ở nội đô nhưng vẫn dễ dàng lưu chuyển và kết nối với các vùng, tỉnh thành khác.
Đường vành đai tiếng Anh là gì?
Và nếu bạn đang quan tâm đường vành đai tiếng Anh là gì để sử dụng trong các văn bản nước ngoài thì trong tiếng Anh, đường vành đai được gọi với tên ring road.
2. Quy Chuẩn Với Đường Vành Đai
Khi tìm hiểu đường vành đai là gì, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của các tuyến đường này trong việc lưu chuyển, kết nối giao thông đô thị, đồng thời, tạo ra những không gian tăng trưởng mới cho khu vực và các địa phương lân cận.
Cụ thể, vai trò, quy chuẩn chung của loại đường này có thể kể đến như:
– Giúp cho sự lưu thông từ hướng này tới hướng khác của thành phố, từ thị trấn này tới thị trấn khác của một vùng đô thị, hay từ tỉnh này tới tỉnh khác trở nên nhanh chóng mà không làm đông đúc thêm hoặc gây ách tắc tới sự lưu chuyển của vùng nội đô.
– Tiêu chuẩn cũng như kỹ thuật xây dựng đường vành đai đòi hỏi khắt khe hơn, mức độ cao hơn để có thể chịu được hầu hết các loại xe trọng tải lớn di chuyển qua. Đồng thời để đảm bảo thời hạn sử dụng lâu dài, đảm bảo sự an toàn cho con người.
– Khổ đường đảm bảo rộng rãi với thiết kế nhiều làn xe, đồng thời, kết cấu mặt đường bền bỉ, vững chắc, phù hợp với tốc độ cao.
– Hai bên đường đảm bảo đầy đủ các yêu cầu, đầy đủ thiết bị, công trình phụ trợ như: hệ thống rào chắn, biển hiệu, cột mốc. Điều này vừa tạo sự thuận tiện, vừa tăng sự an toàn cho người, phương tiện giao thông.
Tùy từng trường hợp, với những tuyến đường cụ thể mà cần đáp ứng các tiêu chí riêng.
Hiện nay, với vai trò và tầm vóc của chúng, rất nhiều ý kiến cho rằng loại đường này cần được xây dựng với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất để đạt được chất lượng và độ bền cao. Đây có thể xem là dạng bất động sản đặc biệt, có thể để lại cho đời con cháu và khả năng khai thác, sinh lời cao.
3. Các Đường Vành Đai TP.HCM
Vậy các đường vành đai TP.HCM thì sao, có tổng số bao nhiêu dự án đã được quy hoạch?
Các tuyến đường này ở TP.HCM không chỉ giúp áp lực giao thông ở nội thành được giảm nhẹ mà còn tăng khả năng liên kết các vùng. Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ xây dựng 4 tuyến đường vành đai với tổng chiều dài hơn 380 km.
Vành Đai 1
Chiều dài 26,4 km, khởi điểm tại đường Phạm Văn Đồng, qua thành phố Thủ Đức, quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, quận 8 và huyện Bình Chánh.
Đường Vành đai 1 hiện đã hình thành, giúp giảm tình trạng quá tải cho giao thông nội đô, đồng thời kích thích giãn dân ra khu vực vùng ven thành phố.
Vành Đai 2
Tuyến đường Vành đai 2 được thiết kế từ 6-10 làn xe, đi qua thành phố Thủ Đức, hai huyện (Hóc Môn và Bình Chánh), 5 quận (Bình Tân, 2, 7, 8 và 12). Được khởi công xây dựng từ năm 2007 nhưng đến nay toàn tuyến mới hoàn thành xong 50 km, còn 14 km chia làm 4 đoạn chưa hoàn thành.
Trong đó, đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa có chiều dài 2,7 km đã dừng thi công do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng và quỹ đất thanh toán cho chủ đầu tư.
Ba đoạn còn lại có tổng chiều dài gần 11km, gồm:
– Đoạn 1 từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội,
– Đoạn 2 từ xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng,
– Đoạn 4 từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh.
Thành phố đặt mục tiêu tái khởi động đoạn 3 và cân đối vốn đầu tư ba đoạn còn lại để khép kín toàn tuyến vào năm 2025.
Đường Vành đai 2 TP.HCM sau khi được khép kín không chỉ có vai trò đối với giao thông nội đô, mà còn giúp các tuyến giao thông quan trọng cũng như cảng biển được kết nối như: cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, xa lộ Hà Nội,…
Vành Đai 3
Tuyến đường Vành đai 3 kết nối liên tỉnh với tổng chiều dài lên tới 73,34 km, qua TP.HCM (47,51 km), Đồng Nai (11,26 km), Bình Dương (10,76 km) và Long An (6,81 km).
Điểm khởi đầu của đường là vị trí giao với cao tốc Bến Lức – Long Thành ở Nhơn Trạch – Đồng Nai và điểm cuối cũng giao với cao tốc này nhưng trên địa bàn Bến Lức – Long An.
Dự kiến đến tháng 10 năm 2025, đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ hoàn thành phần cao tốc và thông xe toàn tuyến, đến năm 2026, hoàn thành toàn bộ.
Vành Đai 4
Đường Vành đai 4 cũng là đường liên tỉnh, có tổng chiều dài 198 km, qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây được xem là sự kết nối quan trọng giữa các khu kinh tế trọng điểm TP.HCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, hiện nay, tuyến mới được đề xuất đầu tư thực hiện đoạn Bến Lức – Hiệp Phước trong tổng số 5 đoạn của đường.
4. Vai Trò Của Các Tuyến Vành Đai Đối Với Thị Trường Bất Động Sản
Có thể nói, đối với giao thông, các tuyến vành đai bao quanh giống như một xương sống, tạo sự kết nối diện rộng về kinh tế vùng cho các quốc gia.
Không chỉ giảm áp lực tới giao thông nội đô, các tuyến đường này còn giúp cho việc hình thành hành lang đô thị, vùng công nghiệp lớn. Sự hình thành của các tuyến đường vành đai sẽ kéo hạ tầng phát triển theo, đồng thời là các trung tâm tài chính, kinh tế, giúp thu hút lượng lớn lao động, dân cư tới sinh sống.
Các điều kiện về giao thương, hạ tầng, chất lượng sống ở ngoại thành phát triển, trong khi lượng đất đai dự trữ trong nội đô ngày một cạn kiệt, giá cả lại cao, mật độ dân cư đông đúc, từ đó kéo theo xu hướng di cư ra các khu vực ngoại thành để sinh sống.
Đây chính là những điều kiện thuận lợi, tạo đà phát triển cho thị trường bất động sản. Và trên thực tế, với sự hình thành, khai thác của tuyến đường vành đai 1, 2, 3 ở TP.HCM đã tạo ra sự đột phá, mở ra không gian phát triển đô thị, hình thành các khu dân cư mới, đẩy giá bất động sản tăng lên gấp nhiều lần, thu hút lượng lớn nhà đầu tư tới khai thác.
Mặc dù vậy, quá trình đầu tư, giao dịch mua bán nhà đất vẫn có thể gặp phải rủi ro nếu không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Và để hạn chế, người mua, nhà đầu tư cần lưu ý:
– Đánh giá tính hợp lý về giá cả: qua xem xét điều kiện hạ tầng và so sánh hiện tại với khoảng 1 – 2 năm về trước. Bởi vì trên thực tế, mỗi khi có một quy hoạch dự án được công bố, giá đất đai sẽ tăng vọt, thậm chí không ít người lợi dụng đẩy giá đất thành sốt ảo.
– Chú ý tới tính pháp lý để tránh bị rơi vào tình trạng tranh chấp sau này.
– Lập kế hoạch chi tiết và cụ thể cho hoạt động đầu tư để đảm bảo giá trị dài hạn cho bất động sản.
5. Thủ Thiêm Green House sở hữu vị trí tiềm năng tại Quận 2 chỉ cách đường Vành Đai 2 10 phút di chuyển
*Tìm hiểu về căn hộ nhà ở xã hội Thủ Thiêm Green House tại đây.
Với những thông tin được chúng tôi chia sẻ, hi vọng bạn đọc đã nắm rõ đường vành đai là gì, đồng thời cập nhật được tiến độ các tuyến đường vành đai TP.HCM đã, đang và sẽ được hình thành trong thời gian tới.
Có thể thấy, các tuyến đường vành đai có vai trò lớn trong kết nối giao thương nội đô và khu vực, quận huyện lân cận, từ đó có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế, xã hôi nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
Việc nắm bắt nhanh nhậy các thông tin quy hoạch tương tự có thể giúp nhà đầu tư lựa chọn được vị trí và thời điểm “vàng” để xuống tiền, giúp gia tăng cơ hội sinh lời.
Theo dõi Mua Bán Đất Hóc Môn để nhận thêm nhiều tin tức mới nhất về Bất động sản !